Năm 2023, thế giới tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc, tử vong do bệnh lây truyền từ động vật sang người, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi tại nhiều quốc gia. Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều cùng với nhu cầu giao thương, du lịch ngày càng tăng cao nên nguy cơ đối mặt với sự lây lan của nhiều loại dịch bệnh khác nhau rất lớn.
Căn cứ tình hình dịch bệnh, thực tiễn phòng, chống dịch, đặc biệt là dịch Covid-19, Bộ Y tế đã đưa ra chủ đề ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh năm 2023 là “Toàn dân, toàn xã hội tham gia phòng, chống dịch bệnh".
Bộ Y tế kêu gọi cộng đồng nâng cao ý thức phòng bệnh, tăng cường sức khỏe; thường xuyên, tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống dịch. Các ngành, địa phương phối hợp, chỉ đạo chính quyền địa phương các cấp và huy động toàn xã hội, các tổ chức chính trị, đoàn thể tham gia công tác phòng, chống dịch, đảm bảo chuẩn bị sẵn sàng các phương án ứng phó với đại dịch hoặc tình huống khẩn cấp về dịch bệnh.
Nhân ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh năm nay, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc đã đưa ra thông điệp hưởng ứng "Từ bài học của đại dịch Covid-19, hãy cùng nhau hành động cho một thế giới khỏe mạnh hơn, bình đẳng hơn".
Sáng 27/12, Bộ Y tế tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Phòng chống dịch bệnh. Từ năm 2020, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua nghị quyết lấy ngày 27/12 hằng năm là Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh.
Công điện thượng khẩn vừa được ban hành chiều 1/8 của Tổng giám đốc EVN nêu rõ, các đơn vị phải thực hiện nghiêm chỉ đạo của Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn và của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Bộ Công Thương.
![]() |
Thợ điện thủ đô trắng đêm khắc phục sự cố điện do bão số 1 Mirinae gây ra (ảnh: EVN HN) |
Bên cạnh việc tiếp tục khắc phục nhanh các thiệt hại do cơn bão số 1 - Mirinae gây ra, toàn bộ các đơn vị điện lực, công ty truyền tải, ban quản lý dự án, trung tâm điều độ... khẩn trương triển khai phương án phòng chống để đối phó với cơn bão số 2 - Nida, xử lý kịp thời các tình huống, đảm bảo an toàn cung cấp điện, an toàn cho người, thiết bị, công trình và an toàn cho nhân dân. Ngoài ra, các đơn vị phải chuẩn bị đầy đủ người, phương tiện để khắc phục nhanh các sự cố do thiên tai gây ra.
Đối với các đơn vị quản lý lưới điện, Tổng giám đốc EVN yêu cầu tăng cường kiểm tra để sớm phát hiện khu vực có khả năng sạt lở đất, ảnh hưởng đến cột, trạm và có phương án xử lý kịp thời.
Đối với các Tổng công ty Điện lực, Tập đoàn yêu cầu phải chỉ đạo các đơn vị trực thuộc ứng phó kịp thời với các tình huống có thể xảy ra, đảm bảo cấp điện an toàn và nhanh nhất cho các phụ tải quan trọng, các trạm bơm tiêu úng, các công trình phòng chống thiên tai trên địa bàn. Các công ty phân phối điện cần phối hợp với BCH PCTT và TKCN tỉnh cung cấp điện dự phòng cho các phụ tải quan trọng khi mất nguồn điện lưới;
Các công ty cổ phần thủy điện thuộc EVN cũng phải rà soát kiểm tra công trình, nguồn điện dự phòng, theo dõi sát tình hình thuỷ văn, vận hành hồ chứa theo quy trình, phối hợp chặt chẽ với các địa phương liên quan, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người, thiết bị, công trình, hồ chứa và vùng hạ du.
Các Công ty nhiệt điện tăng cường kiểm tra hệ thống mái che, hệ thống thoát nước mặt, kho nhiên liệu, bãi thải xỉ đảm bảo vận hành an toàn, tin cậy.
Các Ban Quản lý dự án kiểm tra công trường, theo dõi sát diễn biến mưa bão, tổ chức phòng, chống, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người, thiết bị và công trình.
Các đơn vị tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24h, tăng cường kiểm tra công tác chuẩn bị phòng, chống và xử lý ảnh hưởng của cơn bão số 2, báo cáo các nội dung liên quan về Ban chỉ huy PCTT và TKCN Tập đoàn Điện lực Việt Nam vào 07h30 và 15h00 hàng ngày.
Trước đó, cơn bão số 1 Mirinae đã gây thiệt hại lớn cho ngành điện với hàng chục nghìn cây cột điện bị đổ, hệ thống lưới phân phối bị sự cố nặng ở nhiều tỉnh miền Bắc.
Phạm Huyền
" alt=""/>EVN ra công điện thượng khẩn ứng phó bão số 2Theo ThS.BSNT Trần Tiến Tùng, việc người dân không có kiến thức y khoa giữ thói quen “tự làm bác sĩ” gây ra những hậu quả khôn lường và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe.
Thứ nhất, không được chẩn đoán chính xác, bệnh vẫn tồn tại và tiến triển trong cơ thể, đến khi phát hiện đã chuyển giai đoạn cấp tính và mạn tính, gây khó khăn trong điều trị, thậm chí đe dọa nguy hiểm đến tính mạng.
Thứ hai, bỏ lỡ giai đoạn “vàng” có thể điều trị bệnh hiệu quả.
Thứ ba, tự đoán bệnh và tự ý mua thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ dẫn tới việc điều trị không hiệu quả, bệnh kéo dài dai dẳng, hoặc dùng sai thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Giải pháp chăm sóc sức khỏe tiện lợi, nhanh chóng
Thấu hiểu thói quen và tâm lý của người Việt, đồng thời mong muốn mang đến cơ hội chăm sóc sức khỏe ưu việt hơn cho cộng đồng, gần 30 năm trước, GS. AHLĐ Nguyễn Anh Trí - nhà sáng lập, Chủ tịch Hội đồng cố vấn Hệ thống Y tế MEDLATEC đã tiên phong phát triển dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi.
Sự ra đời của dịch vụ này đã giúp người dân chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe, góp phần hạn chế tình trạng “tự làm thầy thuốc”. Đại diện MEDLATEC phân tích, dịch vụ này phù hợp với nhu cầu chăm sóc sức khỏe trong cuộc sống ngày càng bận rộn; chỉ cần một cuộc gọi, người dân dễ dàng đặt lịch xét nghiệm theo thời gian, địa điểm mong muốn. Bên cạnh đó, dịch vụ thuận tiện cho các đối tượng người cao tuổi, phụ nữ có thai, người có tình trạng sức khỏe yếu đang điều trị bệnh tại nhà…; giảm bớt nỗi lo lây nhiễm chéo khi tới bệnh viện trong các thời điểm nhạy cảm.
MEDLATEC có đội ngũ chuyên gia đầu ngành, Labo xét nghiệm thực hiện đạt hai tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế CAP (Hoa Kỳ) và ISO 15189:2012; đảm bảo cho việc xét nghiệm chính xác, tin cậy. Hiện đơn vị này đáp ứng hơn 2.000 danh mục xét nghiệm y khoa từ cơ bản đến chuyên sâu.
Hiện nay, dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi của MEDLATEC đã phủ khắp 54 tỉnh thành trên toàn quốc, đáp ứng nhanh chóng, kịp thời nhu cầu xét nghiệm chăm sóc sức khỏe của người dân cả nước.
“MEDLATEC cam kết mang những lợi ích tốt nhất cho cộng đồng, bên cạnh giá xét nghiệm được niêm yết như tại hệ thống các bệnh viện/phòng khám, trong suốt gần 30 năm qua, khách hàng chỉ cần chi trả thêm 10 nghìn đồng/lượt chi phí đi lại”, đại diện hệ thống y tế nói.
Thông tin liên hệ dịch vụ hoặc đặt lịch qua tổng đài 1900 56 56 56, hoặc app My Medlatec.
Thế Định
" alt=""/>Bác sĩ MEDLATEC cảnh báo hậu quả nặng nề của việc ‘tự đoán bệnh’